|
|
|
|
THƯ VIỆN
|
|
|
|
|
Mẹ ơi con sẽ lại về
|
|
"Mẹ ơi, con sẽ lại về" là cuốn nhật kí của một người mẹ nước ngoài nhưng ai cũng sẽ cảm nhận được hình ảnh một người mẹ gần gũi, thân thuộc như người mẹ của mỗi chúng ta qua từng trang viết của tác giả.
|
|
|
|
|
10 cô gái ngã ba Đồng Lộc
|
|
"10 cô gái ngã ba Đồng Lộc" kể chuyện về mười cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh trong khi đảm bảo huyết mạch giao thông ở Ngã Ba Đồng Lộc, trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
|
|
|
|
|
Vang bóng một thời
|
|
Vang bóng một thời là một tập truyện gồm 12 truyện ngắn và tùy bút của tác giả Nguyễn Tuân bao gồm: Bữa rượu máu, Những chiếc ấm đất, Thả thơ, Đánh thơ, Hương cuội, Ngôi mả cũ, Chữ người tử tù, Ném bút chì, Chén trà trong sương sớm, Một cảnh thu muộn, Báo oán, Trên đỉnh non Tản. Trong số đó, "Chữ người tử tù" là một tập truyện quen thuộc với lứa tuổi học sinh. Nội dung của mỗi truyện ngắn trong Vang bóng một thời là những thú vui, những trò chơi, những điểm văn hóa một thời từng là điều đặc trưng cho dân tộc Việt tự ngàn đời. Tuyển tập truyện ngắn trong cuốn sách này là 12 câu chuyện: Chém treo ngành, Những chiếc ấm đất, Thả thơ, Đánh thơ, Ngôi mả cũ, Chữ người tử tù, Ném bút chì, Chén trà trong sương sớm, Một cảnh thu muộn, Báo oán, Trên đỉnh non Tản. Đây đều là hoài niệm về một thời vàng son của Tổ quốc trước những biến đổi văn hóa, đồng hóa và giao thoa văn hóa phương tây trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Nguyễn Tuân yêu văn hóa Việt, hoài niệm và trân trọng. Đó là những gì mà chúng ta có thể cảm nhận khi đọc những truyện ngắn trong Vang bóng một thời. Nhờ có những câu chuyện của ông mà ngày nay, chúng ta mới có thể thấy rõ văn hóa cổ đến như vậy.
|
Chi tiết ... |
|
|
|
|
Tiểu thuyết Số đỏ
|
|
Số đỏ là câu chuyện kể về Xuân, thường được mọi người gọi là Xuân tóc đỏ. Xuân là một cậu bé, một đứa trẻ lang thang đầu đường xó chợ, sống bằng nghề trèo me, trèo sấu kiếm tiền sống lay lắt qua ngày…Vì từ nhỏ mồ côi, không ai nuôi dạy, nên bản chất của Xuân bị tha hóa, hắn có những hành động vô giáo dục nên bị cớm bắt giam. Nhưng cơ may đến, Xuân được cứu thoát bới bà Phó Đoan- là một mụ me Tây vô cùng dâm đãng. Từ đó, Xuân làm phục vụ cho một cửa hàng Âu hóa của vợ chồng Văn Minh do mụ Phó Đoan giới thiệu cho, đây là một cửa hàng chuyên phục vụ phái đẹp, nơi luyện quần vợt của bà Phó Đoan và vợ Văn Minh. Xuân tóc đỏ được nhận danh hiệu “sinh viên trường thuốc” rồi danh hiệu “đốc tờ Xuân”, hắn học thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu, gia nhập với xã hội thượng lưu, mở rộng các mối quan hệ với những nhân vật có thế lực, và được cô Tuyết em của Văn Minh, con cụ cố Hồng yêu say đắm. Càng ngày hắn càng được nhiều người kính trọng và sợ hãi. Vô tình hắn gây ra cái chết của cụ cố tổ, và được gia đình nhà cụ cố vô cùng biết ơn vì điều này. Vợ chồng Văn Minh ra sức yêu chiều và tô vẽ cho Xuân, đồng thời cũng có ý định gã em gái là Tuyết cho Xuân dù biết quá khứ của hắn, nhưng vì Tuyết cũng đã mang cho mình cái danh hư hỏng nên đối với gia đình họ lại là niềm vui. Xuân đăng kí đi tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm tới Bắc Kì, hắn sử dụng rất nhiều thủ đoạn đê tiện để được thi đấu với đối thủ chính bằng cách hãm hại hai cầu thủ nổi tiếng trước khi trận đấu diễn ra, và cuối cùng hắn là người duy nhất được đấu với quán quân Xiêm. Vì để giữ mối giao hòa với nước Xiêm, nên Xuân được yêu cầu là phải thua trận. Kết thúc trận đấu, Xuân diễn thuyết giữa đám đông để mọi người hiểu hắn thua vì tổ quốc, hi sinh vì tổ quốc mình. Thế là hắn được tung hô, trở thành một anh hùng, một vĩ nhân. Được thưởng được tham gia nhiều hội, và hắn trở thành con rể của cụ cố Hồng...
|
Chi tiết ... |
|
|
|
|
Đời thừa
|
|
Đời thừa được viết và đăng báo lần đầu tiên vào năm 1943, đây là một tác phẩm đặc sắc của Nam Cao nói về số phận của giới tri trức trong nhưng năm trước cách mạng. Trong tuyện, nhân vật chính là Hộ, một trí thức có niềm đam mê văn học nhưng lại phải đi ngược lại với cái mong muốn của mình vì phải kiếm tiền cưu mang vợ con, điều đó đã đẩy Hộ vào tấn bi kịch cuộc đời, vào một cái vòng luẩn quẩn không lối thoát.
|
|
|
|
|
Đôi mắt
|
|
Độ và Hoàng quen nhau và trở thành bạn từ trước năm 1945. Pháp xâm lược nước ta, Độ trở thành một chiến sĩ, tham gia vào công cuộc kháng chiến chống Pháp. Còn Hoàng thì trở về sống ở nông thôn. Độ muốn vận động Hoàng tham gia vào văn hoá cứu quốc, nên nhân cơ hội đi công tác, Độ đã ghé thăm vợ chồng Hoàng. Độ được vợ chồng Hoàng đón tiếp rất chu đáo. Họ trò chuyện với nhau, nhưng vợ chồng Hoàng ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng họ không tin vào khả năng lãnh đạo cách mạng của tầng lớp nông dân. Độ giải thích cho họ rằng trước đây cũng nghĩ như vợ chồng Hoàng, nhưng khi tham gia và tiếp xúc, Độ thấy được sự gan dạ lòng yêu nước và sẵn sàng hi sinh của những người nông dân…làm anh rất thán phục và trân trọng. Nhưng dù vậy, Hoàng vẫn không thay đổi suy nghĩ của mình, Hoàng chỉ giao tiếp và đến chơi với những người thuộc tầng lớp tri thức cũ mặc dù anh cũng không ưa gì họ. Hoàng chú trọng vào những trang tam quốc còn Độ cũng từ bỏ ý định mời Hoàng tham gia văn hoá cứu nước.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÀI LIỆU |
|
|
|
Lượt truy cập: |
|
Ngày hôm nay:
457 |
|
Ngày hôm qua:
281 |
|
Tổng:
247536 |
|
|