Cửa Nhôm TechNal Cách Âm Cách Nhiệt Nhập Khẩu Châu Âu
Cửa Nhôm TechNal Cách Âm Cách Nhiệt Nhập Khẩu Châu Âu

THƯ VIỆN

Tôi đi học
15 Tháng Giêng 2022 :: 9:12 SA :: 418 Views :: 0 Comments :: Giới thiệu sách

“Tôi đi học” không quá cầu kì chải chuốt trong từng câu chữ nhưng lại hấp dẫn chính bởi ngôn từ mộc mạc, giản dị trên những câu chuyện, trải nghiệm thật của người cầm bút đã tạo một cảm giác gần gũi và hấp dẫn người đọc đặc biệt là các bạn đang trong độ tuổi đến trường
                                     
 
 
 

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần. Bên cạnh những món quà xinh xắn, những bông hoa được chăm chút dành tặng người đứng trên bục giảng, sách là món quà mang nhiều ý nghĩa và cũng là cửa sổ mở ra những chân trời mới, những bài học giáo dục quý giá cho chúng ta. Hôm nay thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu đến thầy cô và các em học sinh cuốn sách “Tôi đi học” của tác giả Nguyễn Ngọc Ký.
Kể từ khi xuất bản lần đầu tiên năm 1970 tại Nhà xuất bản Kim Đồng đến nay cuốn sách huyền thoại “Tôi đi học” của chàng sinh viên sau này là thầy giáo viết bằng chân Nguyễn Ngọc Ký trở thành cuốn sách không thể thiếu của nhiều thế hệ thanh thiếu niên trên cả nước. Sau gần 50 năm “Tôi đi học” không chỉ là một tác phẩm văn học có giá trị mà còn là  cuốn sách về tinh thần, ý chí, nghị lực  giúp chúng ta có thêm một tấm gương sống, một điểm tựa không hề lý thuyết. Qua cuốn sách mỗi độc giả có thể học tập để vượt qua những khó khăn nghịch cảnh trong cuộc sống. Nếu như trên thế giới có Nick Vujicic thì thầy Nguyễn Ngọc Ký là một Nich Vujicic Việt Nam.
Cuốn sách “Tôi đi học” dày 172 trang, kích thước 14x21cm do nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2018, bìa của cuốn sách được thiết kế với màu chủ đạo là màu trắng tinh khôi. Nổi bật ở chính giữa cuốn sách là hình ảnh một cậu bé đang dùng đôi bàn chân của mình nắn nót tập viết bên khung cảnh rất đỗi thân quen của làng quê Việt Nam. Đó chính là bức chân dung của nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký cũng chính là tác giả của cuốn tự truyện.
Cuốn sách kể về cuộc đời đầy khổ luyện và ý trí phấn đấu, vượt qua nghịch cảnh đến với thành công của người thầy “tàn nhưng không phế”. Mở đầu cuốn truyện là những lời giới thiệu và lời tự bạch chân thành, vượt qua bao khó khăn vất vả và trở thành một nhà giáo ưu tú như ngày hôm nay, thầy Nguyễn Ngọc ký đã đấu tranh từng phút với bản thân, với nghịch cảnh. Và tất cả những ký ức đẹp này được ông kể lại thông qua 39 câu chuyện của chính mình từ khi bắt đầu biết mình mắc phải căn bệnh quái ác cho tới khi nhận được giấy báo đỗ Đại học.
Truyện kể rằng, Thời đất nước bị giặc pháp chiếm đóng, bọn chúng thường xuyên càn quét, dội bom pháo vào các làng quê. Ngày ấy có một cậu bé 4 tuổi tên Nguyễn Ngọc Ký, sau một đêm cuối đông ẩn náu dưới hầm tránh bom, cậu bé sốt mê man li bì. Bố mẹ cậu cuống cuồng lo sợ, không biết chạy đâu ra thuốc men vì bốn phía là đồn bốt giặc, chỉ còn cách nhờ cậy các thầy lang trong xóm. Sau những ngày thoi thóp trên giường bệnh, cậu tỉnh lại nhưng hai cánh tay đã không còn cử động được nữa.
Hết ốm nhưng hai cánh tay đã bại liệt, bạn bè chẳng có ai chơi với cậu bé. Cậu vô cùng buồn tủi vì đôi tay bất lực của mình nhưng vẫn hay lén đứng trước cửa lớp học nghe cô giáo giảng bài. Một lần đang đứng xem, vì mải mê nghe giảng quá mà cậu bước hẳn vào lớp lúc nào không hay. Mãi khi cô bước tới sát bên, ân cần hỏi thăm, cậu mới giật mình sực tỉnh và òa lên khóc. Khi biết cậu có ý định vào học, cô nâng niu đôi tay của cậu lên, đôi mắt đầy những yêu thương. Cô giáo Cương đã đến nhà, xin ba mẹ cho cậu được đi học. Cậu sung sướng, hả hê chưa từng thấy. Hàng ngày, cậu  vui vẻ đi tới trường như  bao bạn bè. Chỉ có điều cậu đi học mà không bao giờ viết bài, chỉ nghe thôi.
Nhìn chữ viết thật đẹp của các bạn, cậu lại tủi thân: “Mình cũng đi học, nhưng biết đến bao giờ mới tự chép được bài học như các bạn đây!”. Một lần nhìn chiếc lá chằng chịt vân vẽ tinh vi do các chú chim cu gáy tạo nên bằng mỏ của  mình, cậu vụt nảy ra ý nghĩ viết bằng miệng. Nhưng vừa vạch lên trang giấy, bỗng cậu thấy lóa mắt, đầu choáng váng và hiểu rằng mình không thể nào tập viết bằng miệng được.
Thất vọng cậu thẫn thờ, im lặng nhìn ra sân. Nhìn mấy chú gà ríu rít dùng chân bới giác tìm mồi, một ý nghĩ khác lóe lên. Cậu lại cặp mẩu bút chì vào hai ngón chân trỏ và cái. Nhưng bút chì nhỏ quá chưa kịp viết đã rơi lên rơi xuống. Bực mình cậu đá mẩu bút chì vào xó nhà và bỏ đi chơi.
Vậy là cậu bé Nguyễn Ngọc Ký đã vượt qua mặc cảm liệt tay để đến trường. Nhưng phải làm sao để có thể viết được như các bạn?
Mấy ngày sau lần thử tập viết, thấy tiêng tiếc, cậu lại dùng chân tập với những mẩu gạch non. Nét chữ đầu đời của cậu là những vết gạch dọc ngang chi chít, đỏ lòe loẹt khoảng sân nhỏ trước nhà. Khi đã quen với gạch, cậu nghĩ cách viết lại bằng bút chì. Không hiểu sao cô Cương lại biết chuyện này, cô đã mang tặng cậu một cây bút chì và một quyển vở mới. Tự tay cô và Bằng – người bạn thân nhất – đã kiên trì cầm chân cậu tập viết.
Lúc đầu, ngón chân cậu cứ cứng đờ, vẽ ra trên giấy đủ thứ hình thù. Đội lúc chân còn bị chuột rút, cậu đau đến phát khóc lên. Qua một tháng mà chữ viết vẫn chưa ra hình thù gì, nhiều người ái ngại khuyên cậu bỏ cuộc. Nhưng cậu vẫn miệt mài tập, từ những chữ đơn giản đến chữ khó. Dần dà cậu đã viết được chữ o, i, t và chức “Ký” tên của mình.
Thế rồi, vượt qua những ngày tháng khổ luyện. Cậu cứ chăm chỉ nhích dần từng chút, từng chút một và cậu đã thành công. Nguyễn Ngọc Ký không chỉ viết được chữ mà còn làm thủ công “Giờ thủ công hơn một tuần sau, cả lớp hồi hộp chờ thầy trả bài. Cả lớp đều khen đẹp khi thầy căng khẩu hiệu“  HỒ CHỦ TỊCH MUÔN NĂM!” lên bảng. Chiếc khẩu hiệu được cắt bằng giấy màu rất công phu. Ba chữ “ HỒ CHỦ TỊCH” rực rỡ bằng giấy đỏ, hai chữ “ MUÔN NĂM” nhỏ hơn ở dòng dưới bằng giấy xanh màu lá cây thẫm. Chữ nào cũng đều nhau tăm tắp, cùng có chân rết lại vừa có nét thanh vừa có nét đậm. Nền là một băng giấy trắng bóng khiến cho các chữ trong khẩu hiệu càng nổi bật”  cắt khẩu hiệu, tập bơi… bằng chân. Tất cả những việc đó Nguyễn Ngọc Ký đều làm được.
Đáng nể hơn, trong suốt những năm học phổ thông, năm nào cậu cũng là học sinh giỏi. Năm học 1962-1963, cậu đoạt giải 5 trong kỳ thi học sinh giỏi toán toàn miền Bắc, được Bộ trưởng Giáo dục gửi giấy khen. Rồi Nguyễn Ngọc Ký vào đại học và trở thành thầy giáo. Thật tự hào khi biết được thầy Nguyễn Ngọc Ký vinh dự hai lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu và 4 lần được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Cả chặng đường tuổi thơ của Nguyễn Ngọc Ký chỉ có một mơ ước duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường. Ông đã vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành một nhà giáo ưu tú viết bằng chân.
 “Tôi đi học” không quá cầu kì chải chuốt trong từng câu chữ nhưng lại hấp dẫn chính bởi ngôn từ mộc mạc, giản dị trên những câu chuyện, trải nghiệm thật của người cầm bút đã tạo một cảm giác gần gũi và hấp dẫn người đọc đặc biệt là các bạn đang trong độ tuổi đến trường. Qua cuốn sách nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký gửi gắm với bạn đọc trẻ hôm nay một thông điệp: “Hãy đừng để một phút nào của tuổi trẻ trôi đi hoài phí”. Đó cũng chính là lý tưởng sống mà nhiều bạn trẻ ngày nay đang cố gắng thực hiện.
Cuốn sách thực sự là một tài liệu tham khảo bổ ích, bạn sẽ rất dễ dàng tìm được ở các hiệu sách hoặc mượn tại thư viện nhà trường. Hãy để những cuốn sách hay dẫn đường cho bạn như cuốn “Tôi đi học” và những cuốn truyện Hạt giống tâm hồn khác,   đúng như câu nói của M.Go-ro-ki “Sách mở ra trước  mắt tôi những chân trời mới”.
 
 
 
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

Các tài liệu khác
TÀI LIỆU

Lượt truy cập

Visits Lượt truy cập:
Các khách hàng Ngày hôm nay: 133
Số thành viên Ngày hôm qua: 202
Tổng Tổng: 273318
Thông tin liên hệ
Liên kết nhanh
Liên kết với chúng tôi
Trường THCS Quang Trung
100 Đường Trần Quang Diệu
c2quangtrung-dd@hanoiedu.vn
024.3857.2465
Tài liệu học tập
Hoạt động nhà trường
Hoạt động công đoàn

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
Địa chỉ: 100 Đường Trần Quang Diệu
Điện thoại: 024 3857 2465

28 Tháng Ba 2025    Đăng Ký   Đăng Nhập 
Copyright by www.thcsquangtrungdongda.edu.vn | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin