1. Cách ghi thông tin trên phiếu trả lời trắc nghiệm:
a. Các thông tin của thí sinh:
- Ghi bằng bút mực, chỉ một màu mực
- Ghi đầy đủ các mục, ghi cẩn thận, rõ ràng, không tẩy xóa, không bỏ xót
b. Cách ghi và tô số báo danh, mã đề
- Phần các ô vuông nằm ngang: ghi bằng bút bi
- Phần tô (các ô hình tròn) phải tô bằng bút chì, tô theo nguyên tắc:
+ gióng theo cột hàng dọc: từng số trong dãy số báo danh đứng ở cột nào thì gióng thẳng xuống cột đó và tô đúng vào ô nằm trong dãy số hàng ngang tương ứng
2. Cách làm bài thi
- Làm việc với đề trước:
Bước 1: Đọc và khoanh vào những câu mà mình chắc chắn đúng trước, những câu chưa chắc đúng mình bỏ qua, sau đó tô đáp án những câu đó vào phiếu trả lời luôn
Bước 2: Đọc và nghiên cứu những câu còn lại: sử dụng kĩ năng loại trừ đáp án sai hoặc lập luận, sâu chuỗi sự kiện để tìm ra đáp án chắc đúng tiếp và tô vào phiếu, câu nào khó quá bỏ qua tiếp
Bước 3: Với những câu khó còn lại (không nhiều): độ nhiễu cao tận dụng tối đa thời gian để suy nghĩ thận trọng, khoảng 10p cuối thì chọn và tô nốt vào phiếu. (xác xuất 50/50)
>Ưu điểm của cách làm trên:
+ Đảm bảo tính khoa học, làm đâu chắc đó
+ Tránh hiện tượng tô vào phiếu rồi sau lại tẩy: Dễ không sạch hoặc gây bóng trong đáp án> máy sẽ không chấm
+ Kiểm soát được điểm số
Chú ý: Hạn chế tối đa tẩy xóa trong phiếu trắc nghiệm vì dù có tẩy cũng không hết sạch, để lại độ bóng, máy không chấm
- Chắc chắn đáp án nào mới tô vào phiếu.
3. Cách tô: sử dụng bút chì 2B, 3B, tô đậm, gọn trong ô tròn

4. Những sai lầm dễ mắc khi tô phiếu trắc nghiệm
- Quên tô số báo danh, mã đề
- Tô đáp án bằng bút bi hoặc tô 2 màu mực (sẽ bị hủy bài thi)
- Tô quá nhạt, không tô hết đáp án (sẽ không được chấm)
- Tẩy không sạch đáp án muốn sửa lại
- Tô nhầm 2 đáp án
Lưu ý: Thường mỗi bạn chỉ được phát 1 tờ phiếu trắc nghiệm nên muốn thay cũng rất khó (nếu bị sai)> Cần thận trọng
|